Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc chị em nên đi thăm khám sớm. Để phát hiện sớm những bất thường ở cổ tử cung, bao gồm tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu. Kịp thời điều trị, tránh để lại hậu quả.
Dưới đây là các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay. Chị em cùng TS6 – Bảo vệ trọn đời tìm hiểu qua nhé!
1. Vì sao chị em nên sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm
- Để sớm phát hiện bệnh: Ung thư cổ tử cung là bệnh thường phát triển từ các tổn thương tiền ung thư. Nếu như không kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, quá trình điều trị sau này có thể kéo dài qua hàng năm. Việc sàng lọc giúp phát hiện và điều trị các tổn thương tiền ung thư trước khi chúng tiến triển thành ung thư.
- Tăng khả năng điều trị bệnh thành công: Ở giai đoạn đầu bệnh còn nhẹ, ít xâm lấn, nên nếu kịp thời điều trị thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất cao, lên đến 90-95%.
- Tiết kiệm chi phí: Sàng lọc định kỳ chi phí thấp hơn nhiều so với điều trị ung thư giai đoạn muộn.
- Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus), nhất là các chủng nguy cơ cao (HPV 16, 18) thì càng dễ mắc bệnh. Việc đi thăm khám phụ khoa để sàng lọc định kỳ kết hợp tiêm vắc-xin HPV có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
- Vì bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu: Giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nên rất khó phát hiện nếu không tầm soát. Nếu cứ không đi khám phụ khoa mà đợi có những triệu chứng như chảy máu âm đạo bất thường, đau rát cô bé, đau vùng chậu, chảy máu sau quan hệ… thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó điều trị hơn.
- Bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân: Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp chị em có khả năng khỏi bệnh, giảm nguy cơ tử vong và cũng duy trì được khả năng mang thai và sinh con. Tránh các can thiệp phức tạp như cắt bỏ cổ tử cung hay tử cung ở giai đoạn muộn.
>> Xem Thêm: Bệnh Ung Thư Phụ Khoa – Nỗi Ám Ảnh Của Nhiều Chị Em Phụ Nữ
2. Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến
2.1. Xét nghiệm Pap smear (Pap test)
Mục đích của loại xét nghiêm này là tìm và kiểm tra những tế bào bất thường (loạn sản) ở cổ tử cung.
Quy trình xét nghiệm:
- Bác sĩ lấy mẫu tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Sau đó đặt mẫu được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư để quan sát.
- Đối tượng có thể thực hiện phương pháp này:
Đối tượng: Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, đặc biệt là chị em đã quan hệ tình dục.
Tần suất: 3 năm/lần (21-29 tuổi), 3-5 năm/lần kết hợp với xét nghiệm HPV (30-65 tuổi).
2.2. Xét nghiệm HPV DNA
Mục đích: Phát hiện virus HPV (Human Papillomavirus), nhất là những chủng virus có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung (như HPV 16, 18). Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này là có thể phát hiện ra bệnh ngay cả khi chưa có dấu hiệu tổn thương nào.
Quy trình xét nghiệm:
- Bác sĩ cũng lấy mẫu tế bào cổ tử cung tương tự như phương pháp Pap smear.
- Sau đó đưa mẫu đi kiểm tra DNA của HPV.
Tần suất: 5 năm/lần (30-65 tuổi). Phương pháp xét nghiệm HPV DNA này thường được các bác sĩ khuyến nghị kết hợp với Pap smear để tăng hiệu quả tầm soát.
>> Xem Thêm: 6 Cách Vệ Sinh Vùng Kín Đúng Cách Ngay Tại Nhà Tránh Viêm Phụ Khoa
2.3. Xét nghiệm Pap smear kết hợp HPV (Co-testing)
Mục đích: Phương pháp này chính là sự kết hợp của 2 phương pháp trên lại, cùng xét nghiệm để tăng độ nhạy và độ chính xác.
Đối tượng: Phụ nữ từ 30-65 tuổi.
Tần suất: 5 năm/lần.
2.4. Soi cổ tử cung (Colposcopy)
Mục đích: Phương pháp này thường được làm nếu như chị em đã làm kiểm tra xét nghiệm phương pháp Pap smear hoặc HPV nhưng cho ra kết quả bất thường.
Quy trình thực hiện:
- Bác sĩ sử dụng kính phóng đại (colposcope) để quan sát trực tiếp cổ tử cung.
- Có thể kết hợp sinh thiết (lấy mẫu mô nhỏ) nếu phát hiện tổn thương nghi ngờ.
Đối tượng: Phụ nữ có kết quả xét nghiệm tầm soát bất thường hoặc có kèm theo những triệu chứng như đau rát, chảy máu sau quan hệ, đau vùng chậu.
2.5. Sinh thiết cổ tử cung
Mục đích: Nếu như chị em đã làm xét nghiệm bằng phương pháp Pap smear hoặc soi cổ tử cung và cho ra những kết quả bất thường, nghi ngờ bản thân mắc bệnh, thì phương pháp sinh thiết cổ tử cung sẽ chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương của bệnh.
Quy trình xét nghiệm: Bác sĩ lấy mẫu mô từ cổ tử cung để kiểm tra dưới kính hiển vi. Đối tượng: Khi các xét nghiệm trước đó nghi ngờ ung thư hoặc bệnh phụ khoa.
>> Xem Thêm: Bệnh Phụ Khoa: Nguy Hiểm Tiềm Tàng, Chị Em Phụ Nữ Không Nên Chủ Quan
3. Lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung
- Trước khi khám không quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, hoặc dùng thuốc đặt âm đạo trong 48 giờ trước xét nghiệm.
- Chị em nên đi khám xét nghiệm khi không có kinh nguyệt.
- Độ tuổi: Tầm soát bắt đầu từ 21 tuổi. Có thể ngưng tầm soát sau 65 tuổi nếu lịch sử xét nghiệm trước đó bình thường.
>> Xem Thêm: 6 Nguyên Tắc Mặc Đồ Lót Đúng Cách Để Bảo Vệ Sức Khỏe Vùng Kín
Cùng theo dõi TS6 để đọc các bài viết bổ ích khác và đặt mua các sản phẩm phụ khoa để “cô bé” của các chị em được sạch sẽ, thơm tho, se khít, hồng hào, phòng tránh và ngăn ngừa tái viêm phụ khoa trong những ngày bình thường và những ngày tới kinh nguyệt nhé!
Bên cạnh đó bạn cũng có thể xem những bài viết chăm sóc da khác và đặt mua ngay sản phẩm Sữa Rửa Mặt TS6 để chăm sóc làn da của mình nhé!
Nhập khẩu độc quyền:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM EEC
Sản phẩm hiện đang phân phối tại bệnh viện, phòng khám và các đại lí của công ty dược phẩm EEC trên toàn quốc.
Tìm kiếm đại lí trong nước:
Quý khách có nhu cầu mua dung dịch vệ sinh cao cấp TS6, hoặc muốn hợp tác làm đại lí, xin vui lòng liên hệ hotline 0327.978.986 hoặc ĐĂNG KÍ để nhận hỗ trợ.
Fanpage: TS6_Việt Nam, EEC PHARMA
Website: ts6probiotic.com.vn, eecpharma.vn
Shopee: https://shopee.vn/ts6probiotic
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM EEC
- Tầng 2, Tòa nhà Detech Tower, Số 8 Tôn Thất Thuyết Phường Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội
- 0327 978 986
- info@duocphameecpharma.vn
- Thời gian mở cửa: Thứ 2 đến Thứ 7 - từ 8h30 đến 20h00 | Chủ nhật - 8h30 đến 19h00